Thủ tục nhập khẩu phân bón và những điều cần biết.

Posted by minhhieu
Category:

phan-bon-nhap-khauThủ tục nhập khẩu phân bón và những điều cần biết. Hiện tại đối với các loại phân bón nhập khẩu không cần xin giấy phép nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu tự động hay làm kiểm nghiệm. nay mình xin chia sẽ tới các bạn những thông tin cơ bản khi bạn muốn nhập khẩu phân bón. Đầu tiên mình nên nghĩ đến các trường hợp sau đây.

1/ xin giấy phép nhập khẩu phân bón.

2/ xin giấy phép nhập khẩu tự động .

3/ kiểm nghiệm và chứng nhận hợp quy.

Vậy câu hỏi được đặt ra là khi nào thì làm giấy phép , khi nào làm nhập khẩu tự động và chắc chắn rằng muốn bán ra được thị trường thì bạn phải làm công bố hợp quy. chủ yếu là cái 1 và cái 2,

nhap-khau-phan-bon-cac-loaiĐể biết được các vấn đề này thì mình nên tìm hiểu các thông tư như sau: Số: 04/2015/TT-BNNPTNT  hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 187/2013/ND-CP.  thì trong thông tư này bạn nên tìm hiểu Mục 8 Điều 27 về nhập khẩu Phân bón. Trong này được chia ra 2 loại là Nhập khẩu xin giấy phép và nhập khẩu không xin giấy phép. (trính dẫn )

  1. Nhập khẩu có giấy phép

Thương nhân nhập khẩu phân bón thuộc các trường hợp dưới đây phải có Giấy phép:

  1. a) Phân bón để khảo nghiệm;
  2. b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
  3. c) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam, làm quà tặng, làm hàng mẫu;
  4. d) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;

đ) Phân bón hoặc nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy;

e) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học. (ở đây chắc là ý nói phân mới một sản phẩm hoàn toàn mới)

  1. Nhập khẩu không cần giấy phép

Thương nhân nhập khẩu phân bón thuộc các trường hợp dưới đây không phải xin phép:

a) Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013

b) Phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương công bố.

Vấn đề trên thì các bạn đã có thể đọc hiểu và biết được là có xin phép hay không ? nhưng đối với mục đ thì có thể một số bạn chưa hiểu rõ nó là những chất nào ? thì chúng ta lại đọc thêm

Phụ lục 1

DANH MỤC PHÂN BÓN PHẢI

CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY

(Kèm theo Công văn số: 2114/BCT-HC

ngày 19 tháng 3 năm 2014 của Bộ Công Thương)

TT Loại phân bón Chỉ tiêu phải chứng nhận hợp quy

và công bố hợp quy

1 Urê – Hàm lượng Biuret
2 Supe lân – Hàm lượng a xít tự do
3 Phân lân nhập khẩu, DAP, phân lân nung chảy – Hàm lượng Cadimi (Cd)
4 Phân hữu cơ – Hàm lượng hữu cơ tổng số

– Hàm lượng Nts

– Ẩm độ đối với dạng bột

– pH H2O, tỷ trọng đối với phân bón dạng lỏng

5 Phân hữu cơ sinh học – Hàm lượng hữu cơ tổng số

– Hàm lượng Nts

– Hàm lượng axít Humíc đối với phân bón sản xuất từ nguồn than bùn

– Các chất sinh học đối với phân bón sản xuất từ các nguồn hữu cơ khác ngoài than bùn

– Ẩm độ đối với phân bón dạng bột

– pH H2O, tỷ trọng đối với phân bón dạng lỏng

6 Phân hữu cơ khoáng – Hàm lượng hữu cơ tổng số

– Ẩm độ đối với phân bón thể rắn

– Tổng hàm lượng: Nts+P2O5hh + K2Oht;  Nts+P2O5hh; Nts +K2Oht; P2O5hh +K2Oht

7 Phân hữu cơ vi sinh – Ẩm độ đối với phân bón dạng bột

– Hàm lượng hữu cơ tổng số

– Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích đăng ký

8 Phân vi sinh vật – Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích đăng ký
9 Phân bón có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng – Hàm lượng mỗi chất điều tiết sinh trưởng đăng ký

– Tổng hàm lượng các chất điều tiết sinh trưởng đăng ký

10 Các loại phân bón: Hữu cơ; Hữu cơ khoáng; Hữu cơ vi sinh; Hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến  từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi. – Asen (As),

– Cadimi (Cd),

– Chì (Pb),

– Thuỷ ngân (Hg),

– Mật độ Salmonella,

***** ĐỐI VỚI PHẦN NÀY THÌ GHI CHO NÓ NHIỀU VẬY CHỨ THỰC CHẤT BẠN CHỈ CẦN: Chỉ áp dụng đối với đơn vị nhập khẩu Phân bón hữu cơ phân vô cơ bón lá.

phan bon nhap khau-phan bon nhap khauII/ Xin giấy phép nhập khẩu tự động.

Đối với việc xin phép nhập khẩu tự động thì hiện tại chỉ quy định Phân 2 loại Phân sau đây : Một là phân URE (có hoặc không ở trong dung dịch nước). Hai là phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa đầy đủ N,P,K (nếu thiếu 1 trong 3 thì mình cũng không cần xin giấy phép nhập khẩu tự động.)

III/ Phân nào thì bắt buộc phải làm khảo nghiệm: Phân Hữu cơphân bón lá vô cơ.

+ 3 -4 tháng:đối với cây hoa màu

+ 6 – 8 tháng:đối với cây lương thực

+ 12 tháng: đối với cây lâu năm

III/ Kiểm nghiệm và làm Hợp Quy. ở khâu này thì chủ yếu là làm thủ tục hải quan, và bạn muốn bán ra thì trường bất kỳ loại phân nào thì bạn cũng phải buộc làm Công bố hợp chuẩn hợp quy cho hàng phân bón.

Hy vọng các bạn có thể hiểu hơn về quy trình và có ý định nhập khẩu phân bón. Nếu cần hỗ trợ hay thông tin như thế nào về loại phân bạn cần nhập thì liên hệ với bên mình, để được tư vấn một cách ok nhất,

Sharing Is Giving !

0938.24.4404

skype: mr.hieu.logistics1

 

Liên Quan:

Thủ tục nhập khẩu mực đông lạnh

thủ tục nhập khẩu chai khí cylinder, bình khí Co2

hàng tạm nhập tái xuất không cần đóng thuế nhập khẩu

thủ tục nhập khẩu thực phẩm kem tươi

thủ tục nhập khẩu thịt gà đông lạnh từ mỹ và thái lan