BUÔN BÁN TAY BA HAY CÒN GỌI LÀ HỢP ĐỒNG BA BÊN VÀ SWITCH BILL LÀ GÌ ?
Đầu tiên mình sẽ đi sơ lược để cho các bạn hiểu thế nào là mua bán tay ba và switch bill of lading là gì và tại sao chúng lại liên quan tới nhau, trong làm ăn kinh doanh quốc tế thì việc mua của người này và bán cho người kia ở các nước khác nhau là chiện rất bình thường và câu hỏi được đặt ra là liệu người mua cuối cùng và người bán đầu tiên họ có biết nhau hay không ?
- Trước tiên mình cần làm rõ vấn đề Thế Nào Là Mua Bán Tay Ba (Hợp Đồng 3 Bên)
1/ HỢP ĐỒNG BA BÊN, được hiểu ở đây là 3 chủ thể là ở 3 nước khác nhau, trong đó sẽ có một bên là Thương mại, một bên là nhà sản xuất và một bên là người mua cuối cùng. nhưng vấn đề ở đây là làm thế nào để người thương mại có thể bằng cách nào đó mà không cho người sản xuất và người mua thật sự họ không biết nhau.
Mình xin lấy một ví dụ thế này cho cá bạn dể hình dung. sẽ có 3 chủ thể ở 3 nước khác nhau được gọi là buôn bán 3 bên.
A : là nhà sản xuất (A ở china)
B : là Thương mại (B ở Viêt Nam)
C : là người mua cuối cùng (C ở Mỹ)
+ Trường hợp này là B mua của A và bán lại cho C, nhưng B lại không muốn cho C và A biết nhau vì nếu họ biết nhau thì họ sẽ buôn bán cho nhau và gạt B ra.
nếu bạn là một nhà xuất khẩu rành về XNK thì bạn nên khuyên sếp bạn nên làm gì ??? và chọn điều kiện mua hàng FOB hay CNF và thanh toán L.C hay thanh toán T.T sẽ đơn giản hơn trong trường hợp buôn bán ba bên.
mình xin chia sẽ cho các bạn 1 câu chuyện hay gọi đúng hơn là một bài học của mình về buôn bán ba bên (buôn bán tay 3) để các bạn nào mới nhập môn có thể hình dung được sơ bộ, còn ai Pro quá thì đóng góp ý kiến cùng nhau đi lên.
ví dụ như trên gồm 3 bên A, B và C. (tốt nhất nên làm thế này vì theo mình)
+ Việt Nam (VN) sẽ ký kết hợp đồng với bên A là mua bán 1×20 hàng Đá Granite, mua theo điều kiện FOB giao tại cảng Shanghai Port và thanh toán là L.c
+ Việt Nam lại ký kết với bên Mỹ là bán một conts 1×20′ đá granite, bán theo điều kiện CNF giao tại cảng Chính ở Mỹ và thanh toán là T.T
ok ? cơ bảng cứ cho hợp đồng đã ok. vì mình chỉ trọng tâm vào vấn đề thanh toán và phương thức vận chuyển thôi.
+ Để giải quyết vấn đề này thì bạn nên nhờ một dịch vụ forwarder booking tàu cho bạn vì bạn mua FOB và Bán CNF thì việc booking tàu (vận chuyển hàng) là do bạn làm chứ không phải là A và C làm. vào thời điểm hàng ra tới cảng shanghai thì lúc này sẽ có phát hành một BiLL of Lading cho bên A do bên công ty đại lý của B forwarder phát hành. vậy trên bill tàu thể hiện những nội dung gì mà bên A không biết được thông tin của bên C ????
đầu tiên ta có 2 hợp đồng là B mua của A và bán cho C và cũng có 2 hình thức thanh toán là L.C và TT, vậy nên lúc này chúng ta sẽ phát hành 2 Bill of lading (bill tàu). vì sao vây ? vậy bill tàu thứ nhất gọi là gì ? và bill tàu thứ 2 được gọi là gì ???
Bill Thứ 1 (Phát hành tại China)rất đơn giản là lúc này do FWD phát hàng Bill thì họ sẽ Phát hành ra một House BIll of Lading với tên Shipper là China, consignee là Ngân hàng (vì đây là thanh toán L.C nên bắt buộc ở chỗ này phải là BANK). notify party ở chỗ này bạn phải thể hiên là Việt Nam và cấm bill tàu này cùng một số chứng từ cần thiết để ra ngân hàng thông báo nhận tiền (china nhận tiền nhé) và bạn nên nhớ khi làm hợp đồng của B Và A thì nhớ note vào câu là ” House Bill of Lading và Master Bill đều được chấp nhận khi thanh toán tiền hàng bởi ngân hàng thông báo, có nghĩa là Bill tàu từ đại lý Forwarder và blil tàu từ hãng tàu đều được chấp nhận) đôi khi trên chứng từ thể hiện câu “Marine Bill of lading’ có thằng ngân hàng nó nói bill đó là bill của hãng tàu thì nó mới chịu, Bill đại lý nó không chịu, thì lúc đó hơi mệt nhé, mà thôi chuyện đó là chuyện của tụi china.
Bill thứ 2 (là Switch Bill dựa trên bill thứ nhất sau khi nhận được từ ngân hàng mở L.C) tức là một công ty dịch vụ ở Vn mà bạn chon Booking tàu sẽ phát hành (switch)một bill dựa trên hợp đồng giữa bên B và C là thanh toán T.T, bill này thể hiện shipper là VN , người nhận hàng là C, nếu tàu không có Via cảng nào của VN thì mình vẫn để tên cảng là ở China và cảng đích vẫn là cảng chính ở Mỹ. Bill này vẫn có giá trị lấy hàng ở bên Mỹ khi làm thủ tục hải quan.
ok vậy là cả 3 bên đều buôn bán với nhau thành công mà không bên nào biết bên nào, cho dù họ biết cảng sếp hàng và cảng dỡ hàng, nhưng họ vẫn ko biết công ty nhập khẩu là ai !!!!
+ Nãy giờ mình có nhắc đển SWITCH BILL OF LADING, thì giờ mình xin chia sẽ khái niệm theo mình hiểu là
2/ Bài 3 : SWITCH BILL Of LADING LÀ GÌ ?
- Nói đến SWITCH thì có nghĩa là BUÔN BÁN SANG TAY (CHUYỂN ĐỔI) nếu bạn dịch theo lối văn chương Kinh Tế. còn Bill ở đây là Bill tàu đường biển. vậy khi nhắc đến Switch Bill of Lading thì bạn hiểu đó là Việc Buôn Bán bằng đường biển mà ở đó sẽ có 3 chủ thể hoặc nhiều hơn (Sang tay) vậy bạn nên đặt câu hỏi rằng là tại sao buôn bán 3 bên mà cần đến Bill Switch này để làm gì ??
- Và tại sao lại phải dùng đến nó ? khi bạn tham gia buôn bán với đối tác nước ngoài và bạn chính là một nhà môi giới thương mại, hay đi mua lại từ người này bán lại cho người khác thì điều bạn không thích nhất là không cho người bán và người mua thật sự biết đến nhau, nếu biết đến nhau thì coi như bạn bị out và bạn không nên làm nhà thương mại môi giới làm gì.
- Và chính vì điều này thì Switch Bill mới ra đời. nó sinh ra là để dấu đi thông tin của người bán hàng thật sự và dấu đi thông tin người mua hàng cuối cùng thật sự. nghĩa là thế nào ?? ví dụ ABC cho nó hình dung đơn giản nhé.
A mua của B
A bán lại cho C
A không muốn B và C biết nhau. Vì thế A mới làm 2 cái hợp đồng, hợp đồng 1 là A mua B, phải mua theo điều kiện FOB nhé và hợp đồng 2 là A bán cho C và phải bán theo điều kiện CNF nhé. (ko quan tâm tới thanh toán L.C hay TT hay D/A hay D/P)
Vậy khi tới ngày B giao hàng ra cảng cho A tại đất nước B thì B sẽ nhận được một cái Bill of lading ( đây ko phải là Bill SWITCH) do đại lý của A phát hàng (do A mua FOB nên quyền booking tàu là do A quyết định) ok . trên bill thể hiện đầy đủ thông tin hàng hóa và
người gửi hàng là : B
Cảng xếp hàng là : B
Người nhận hàng là : A
Cảng dỡ hàng là : cảng tại nước ở A.
Thông tin về hàng hóa là ko thây đổi nhé.
Ok ! Bill này sẽ đưa cho B để B đi nhận tiền từ A và đưa bill đó cho A (ko đưa bill này thì A dại gì mà thanh toán cho B)
Sau khi A nhận được bill từ B, thì A cầm bill này lên trên hãng tàu hoặc FWD mà mình làm việc, lúc này sẽ yêu cầu họ SWITCH cho mình một cái bill theo
Người gửi hàng là A
Cảng xếp hàng là : A
Người nhận hàng là : C
Cảng dỡ hàng là: C
Thông tin về hàng hóa là không đổi nhé các bạn, hàng thế nào thì khai thế đó, và ko được switch cái này.
Oki thì lúc này bạn nhận được một cái bill mới và bill này gọi là BILL SWITCH.
Bill này đưa cho bên C để A được nhận tiền nhé. (Trường hợp này là hàng hóa nó transit tại nước của A.) vậy hàng hóa không transit tại nước của A thì sao ?? thôi thì gọi mình đi, khuya rồi mỏi tay quá không thể typing thêm được nữa.
Hết
Sharing is Giving
Skype: mr.hieu.logistics1 (Mr Hiếu)
0938.24.4404
Liên quan: