CÁC SẢN PHẨM BẮT BUỘC DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
Nay mình xin dẫn Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg ngày 12/9/2011 về việc các sản phẩm nào cần dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện của nó là như thế nào, để các bạn tiện theo dõi. ĐIỀU 1: Sản phẩm nào cần dán nhãn năng lượng: theo Điều 1, Điều 2 Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg ngày 12/9/2011 của Thủ tướng chính phủ “Quy định
1. Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang com pact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình.
2. Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại.
3. Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
4. Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con (loại 7 chỗ trở xuống).
Điều 2. Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng
1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp:
a) Việc dán nhãn năng lượng tự nguyện được khuyến khích thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc…”.
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc:
– Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đối với các thiết bị gia dụng: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt lồng đứng sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện;
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đối với các thiết bị gia dụng: Tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy thu hình;
– Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đối với nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện.
Hết.
Bạn nên tham khảo thêm mục này nếu có ý định nhập khẩu sản phẩm vào VN mà Mức MEPS thấp hơn mức tối thiểu, sẽ bị cấm nhập khẩu
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, các thiết bị thuộc nhóm thiết bị gia dụng, nhóm thiết bị công nghiệp và nhóm thiết bị văn phòng sẽ không được phép nhập khẩu và sản xuất nếu thiết bị này có hiệu suất dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (Mức MEPS). Bộ Công Thương sẽ không cấp Chứng nhận dán nhãn năng lượng cho những trang thiết bị, phương tiện đăng ký có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn Mức MEPS công bố tại Quyết định 78.
2. Mức MEPS áp dụng đối với các sản phẩm máy thu hình, điều hòa không khí, màn hình máy tính, máy in, máy photocopy sẽ sử dụng theo các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành (chi tiết xem tại Phụ lục gửi kèm).
3. Để giảm chi phí các tổ chức, cá nhân phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính, Doanh nghiệp được sử dụng các Quyết định dán nhãn năng lượng do Bộ Công Thương ban hành, có phạm vi chứng nhận phù hợp, còn hiệu lực, để làm việc với các cơ quan chức năng đối với các thủ tục liên quan đến Mức MEPS.
Hãy chọn chúng tôi để được tư vấn những gì tốt nhất cho bạn.
Hiếu,
Sharing is Giving
0938.24.4404
skype: mr.hieu.logistics1
Liên Quan:
THỦ TỤC NHẬP KHẨU SẢN PHẨM BẮT BUỘC DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
THỦ TỤC NHẬP KHẨU GẠCH MEN, CERAMIC TILE, GẠCH ỐP LÁT
CÁC MẶT HÀNG NÀO CẦN XIN GIẤY PHÉP TỰ ĐỘNG
THỦ TỤC NHẬP KHẨU PHÂN BÓN VÔ CƠ.
THỦ TỤC XUẤT KHẨU GỖ CAO SU, GỖ TRÒN, GỖ TEAK