Thuế Nhập khẩu mặt hàng sơn

Posted by minhhieu
Category:

Thủ tục nhập khẩu sơn năm 2017

Quy định về nhập khẩu sơn năm 2017 có gì mới? Làm thế nào để thực hiện thủ tục nhập khẩu sơn nhanh chóng, đơn giản lại tiết kiệm chí phí và thời gian. Tất cả đã có tại thutucxuatnhapkhau.net. Tìm hiểu ngay bạn nhé!

Là một đơn vị uy tín với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thủ tục hải quan. Chúng tôi đã tư vấn và hỗ trợ thủ tục nhập khẩu sơn cho rất nhiều cá nhân/doanh nghiệp trong cả nước. Nay để giải tỏa những thắc mắc mà nhiều bạn gửi về cũng như cung cấp những thông tin bố ích về thủ tục nhập khẩu sơn năm 2017, thủ tục nhập khẩu sơn nước, sơn mạ kẽm dùng cho tàu thủy và nội thất. Chúng tôi xin chia sẻ qua bài viết sau đây:

Quy định về nhập khẩu sơn

Theo quy định của Nhà nước, sơn là mặt hàng không cấm nhập khẩu và cũng không cần xin giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, theo quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD, nó lại là sản phẩm buộc phải kiểm tra chất lượng Nhà nước trước khi thông quan hàng hóa, gồm 3 nhóm sơn sau đây:

  • Nhóm sơn tường dạng nhũ tương (dạng sơn lót)
  • Nhóm sơn Epoxy (Sơn này dùng trong đóng tàu thủy rất nhiều)
  • Nhóm sơn Alkyd

Tuy nhiên, theo quy chuẩn QCVN16:2014/BXD, nếu bạn nhập khẩu sơn mạ kẽm dùng cho Tàu thuỷ thì sẽ không bị kiểm tra chất lượng Nhà nước.

Hồ sơ đăng kí kiểm tra chất lượng

– Đầu tiên, bạn cần tải mẫu đăng ký theo QCVN về và điền thông tin theo form mẫu, invoice, packing list và hợp đồng… Mỗi thứ một bản, riêng đơn đăng ký là 3 bản và cầm lên Trung tâm nộp, họ sẽ trả cho bạn 2 bản đăng ký để nộp hải quan một bản, cá nhân/doanh nghiệp giữ một bản.

– Về thủ tục đăng ký hải quan, chỉ cần bộ hồ sơ hải quan điện tử, invoice, packing list, c.o, bill of lading, đơn đăng ký phía trên, CV mang hàng về kho bảo quản.

– Sau khi đã đăng ký hai quan, tiến hàng lấy mẫu và mang hàng về.

Đây chỉ là một khâu nhỏ trong việc nhập khẩu hàng hoá, để tiến hành nhập một lô hàng lớn thì bạn phải nắm vững kỹ năng mua hàng, đàm phán với đối tác để giảm các phí phí thanh toán.

Và khi làm invoice, packing list cũng như chứng nhận xuất xứ cho nó hợp với bill tàu (bill of lading) thì đòi hỏi người mua hàng cũng như là chủ doanh nghiệp phải thật sự am hiểu. Đôi khi cũng là cùng một công ty, cùng một tên hàng, nhưng việc show (thể hiện từ ngữ trên bill of lading, nó lại khác với lại invoice, packing list, hay tên hàng khai trên tờ khai) nhiêu đó thôi thì bạn cũng đã gặp rắc rối với hải quan rồi đó.  Do đó, nếu bạn không hiểu rõ quy trình hải quan nhưng muốn thực hiện các thủ tục nhanh chóng, bạn có thể liên hệ ngay với công ty chúng tôi.

Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn từ chuẩn bị hợp đồng cho đến phương thức thanh toán L.C, T/T, D/A, D/P để không bị mất tiền. Đồng thời, kết hợp với vận chuyển theo hình thức FOB hay CNF để mang đến những lợi ích tốt nhất cho bạn.

Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp và tận tâm, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ hoàn thành thủ tục hải quan nhanh nhất, gọn nhất, hiệu quả nhất giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức. Bạn có thể liên hệ:

SĐT: 0938244404 (Mr. Hieu)

Skype: mr.hieu.logistics1

Uỷ thác nhập khẩu gạch men

Thông tư 15/2014/TT-BXD quy định những gì ?

Thủ tục nhập khẩu máy ấp trứng gia cầm

Thủ tục nhập khẩu trái cây

Thủ tục nhập khẩu mực in mới nhất