Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản và đăng ký mã số tiếp nhận.
Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản và đăng ký mã số tiếp nhận theo công văn 709 của tổng cục thủy sản.
Nói đến vấn đề thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường áp dụng cho hàng nhập khẩu thì nay mình xin chia sẽ cho các bạn một vài thông tin hữu ích về việc nhập khẩu và đăng ký mã số tiếp nhận (MSTN) của tổng cục thủy sản( TCTS) theo công văn 709TCTS-NTTS mới nhất áp dụng vào ngày 1/1/2019.
Vấn đề 1: Nhập Khẩu. ( áp dụng cho doanh nghiệp mới nhập lần đầu, hoặc sản phẩm mới)
Để Nhập khẩu được một sản phẩm thức ăn thủy sản, chất xử lý môi trường trong thủy sản thì bạn phải kiểm tra theo trình tự như sau:
Đầu Tiên phải kiểm xem thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam ( nói tóm gọn là sp bạn nhập về đó) vậy thì bạn kiểm tra theo thông tư Số: 26/2018/TT-BNNPTNT ( bạn coi cho mình phụ lục I và Phụ Lục II ) Phụ lục I là cấm sử dụng nếu có thì thôi, dẹp và không làm nữa. còn nếu mà nó nằm trong phụ lục II thì tuyệt vời và Nhập khẩu về Bình Thường.
Nếu Sp của bạn KHÔNG rơi vào trường hợp Phụ lục I và Phụ Lục II thì sao ? Trường hợp này được coi là sản phẩm mới hoàn toàn và buộc bạn phải thực hiện khảo kiểm nghiệm, cung cấp thông tin cho Bộ NNPTNT trước khi đưa ra thị trường. (Trình tự thực hiện thế nào thì mình sẽ viết bài sau). vậy câu hỏi được đặt ra ở đây tiếp theo là trước giờ có Doanh Nghiệp nào trước bạn nhập khẩu sản phẩm này về chưa và họ đã làm công bố hay là chưa ?LÀM SAO ĐỂ BIẾT ???
Rất đơn giản là mình vào web của Cục Chăn nuôi kiểm tra ” Giấy Phép Nguyên liệu/thức ăn thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu đã được cục chăn nuôi cấp phép” (GÓC PHẢI TRÊN CÙNG CUỐI MÀNG HÌNH) nếu tìm vẫn không thấy nữa thì lên web của Tổng Cục Thủy sản ” vào mục ” Thông Tin Hữu Ích—>Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong Nuôi trồng thủy sản (được cấp phép từ 27/5/2016). để tìm tên sản phẩm coi xem có ai đã nhập về chưa, Nếu có người cũng đã nhập trước mình rồi thì Doanh nghiệp nhập sau không cần phải xin phép khảo kiểm nghiệm nữa mà cứ nhập khẩu bình thường về. ( Hiện tại 2 trang web này có cấu hình rất thông minh là đưa DANH SÁCH vô file PDF riêng cho từng công ty, nên nó có 1000 công ty nhập về thì bạn phải mở 1000 cái file, wao !! đó là sự thông mình mà buộc ta than lên ” TRỜI ĐẤT ƠI” LÀM SAO TUI TÌM ĐƯỢC ĐÂY. hy vọng thời gian tới thì web sẽ tốt hơn và ít bị lỗi hơn. giúp doanh nghiệp đỡ khổ khi tìm kiếm.
Trường hợp tiếp theo là bạn nhập khẩu một sản phẩm, nguyên liệu có yếu tố động vật vào trong đó thì sao ? ví dụ như bột xương thịt, bột gia cầm nhập khẩu, bột cá nhập khẩu, bột huyết nhập khẩu chẳng hạn thì giờ bạn kiểm tra ở đâu ?? Nếu gặp trường hợp này thì bạn nên gọi ra cục thú y và xin gặp phòng kiểm dịch động vật để xem nước đó có được nhập khẩu về VN sản phẩm đó hay không. Nếu Yes thì bạn sẽ xin phép cục thú y để cấp phép nhập khẩu và tiến hành nhập khẩu về cảng để làm thủ tục kiểm tra chất lượng bình thường. Trong trường hợp này nếu sp của bạn bán cho bên làm thức ăn thủy sản thì sao ? ( nếu không bán cho bên nhà máy thủy sản thì thôi ) hihi.
Những vấn đề nêu trên chỉ là việc xác định xem sản phẩm đó có Doanh nghiệp nào nhập về, đã được lưu hành ở Vn hay chưa, nếu rồi thì ko cần làm khảo kiểm nghiệm, nếu chưa thì buộc làm, nếu bạn muốn nhập khẩu hàng về.
Vấn đề 2: Tất cả các sản phẩm hay nguyên liệu liên quan đến việc kinh doanh và tạo ra thức ăn thủy sản thì buộc phải làm mã số tiếp nhận (MSTN) theo cv số 709 của tổng cụ thủy sản. Thì trong công căn 709 này nêu rất chi tiết về mẫu đơn cũng như là thông tin cần điền rồi up lên hệ thống một cửa quốc gia. Mục đích của tổng cục thủy sản là : ( copy từ công văn ra )
Hiện nay, Tổng cục Thủy sản đang tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản. Do đó, Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp nhận thông tin theo quy định tạiđiểm đ khoản 1 Điều 15 Thông tư số 26/2018. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thức ănthủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cung cấp thông tin sảnphẩm trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường qua Trang thông tin điện tửTổng cục Thủy sản (https://tongcucthuysan.gov.vn , mục nuôi trồng thủy sản/thông tin lưu hành vật tư thủy sản) và gửi nội dung cung cấp thông tin theo quy định về Tổng cục Thủy sản.Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc triển khai nội dung cung cấp thông tin sản phẩm tại Thông tư số 26/2018 và để thuận tiện cho việc cập nhật thông tin khi có cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo Thông tư số 24/2019/TT-BNNPTNT, Tổng cục Thủy sản đã xây dựng Mẫu bản cung cấp thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản ( Phụ lục 1, 2
ban hành kèm theo công văn này) để doanh nghiệp tham khảo, sử dụng trong quá trình thực hiện. Điểm b khoản 3 Điều 15 Thông tư số 26/2018 quy định trách nhiệm của cơ sở “b) Định kỳ báo cáo tình hình sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm trước ngày 20/6 hàng năm và báo cáo năm trước ngày 20/12 hàng năm theo mẫu tại Phụ lục VI kèm theo
Thông tư này”. Nội dung Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT được đăng tải trên Trang
thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản ( https://tongcucthuysan.gov.vn ).
Thật sự đây là bài tổng hợp theo kinh nghiệm của mình khi làm về hàng thức ăn thủy sản và thức ăn chăn nuôi, nó cứ nhầm lẫn sản phẩm cho nhau rất nhiều, vì thế mình chia sẽ lên đây, nếu các bạn nào có ý kiến thì liên hệ với mình để mình được tiếp thu. Còn doanh nghiệp nào cần dịch vụ hay bạn nào cần tư vấn thì liên hệ mình để được tư vấn miễn phí.
SHARING IS GIVING.
+84 938244404 zalo, wechat, whatsapp.