Thủ tục nhập khẩu thiết bị phòng cháy chữa cháy.

Posted by minhhieu
Category:

Thủ tục nhập khẩu thiết bị phòng cháy chữa cháy.

Mình vừa mới làm xong một lô hàng thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhập khẩu về Việt Nam, nên lên đây viết bài chia sẽ về thủ tục nhập khẩu thiết bị PCCC để chia sẽ tới các bạn được nắm rõ hơn về quy trình cũng như là các rũi ro gặp phải khi đăng ký Thủ tục nhập khẩu thiết bị phòng cháy chữa cháy.

Muốn nhập khẩu thiết bị PCCC thì điều đầu tiên bạn nên đọc thông tư 14/TT/BCA ngày 20.03.2012. Vì sao vậy ? vì trong thông tư này quy định cụ thể các mặt hàng thuộc PCCC sẽ bị kiểm tra chất lượng nhập khẩu, và kiểm tại BỘ CÔNG AN. Mình xin liệt kê một số mặt hàng trong phần thông tư 14/2012 này buộc phải đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước

Để việc đăng ký diễn ra nhanh nhất thì bạn nên chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm: Giấy đăng ký (theo mẫu) + Đơn đăng ký, invoice, sales contract, C/O, C/Q, catalogue của sản phẩm nhập về, tờ khai hải quan điện tử (tất cả sao y công ty). Nộp cho trung tâm kiểm tra chất lượng.

Sau khi có giấy đăng ký kiểm tra chất lượng thì mình sẽ tiến hành mở tờ khai hải quan tại cửa khẩu nhập hàng, hàng sẽ được mang về kho bảo quản và từ 3 đến 5 ngày làm việc bạn sẽ có kết quả của lô hàng, chứng thư này sẽ mang xuống hải quan nhằm mục đích thông quan hàng hóa.

Tóm gọn lại của việc nhập khẩu thiết bị phòng cháy chữa cháy này thì rất đơn giản, không có gì gọi là phức tạp cả, bên mình thì chuyên là thủ tục các mặt hàng PCCC, thủ tục nhập khẩu bồn đựng khí, thủ tục nhập khẩu cẩu tháp, thủ tục nhập khẩu xe đào, xe nâng các loại.,,,

DANH MỤC

SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG AN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TT-BCA ngày 20 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an)

TT

Tên sản phẩm, hàng hóa

I. Các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy

1

Các loại máy bơm chữa cháy: máy bơm khiêng tay, máy bơm rơmoóc, máy bơm nổi.

2

Phương tiện chữa cháy thông dụng:

– Các loại vòi, ống hút chữa cháy;

– Các loại lăng chữa cháy;

– Các loại đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ;

– Các loại trụ nước, cột lấy nước chữa cháy;

– Các loại thang chữa cháy;

– Các loại bình chữa cháy (kiểu xách tay, kiểu xe đẩy, kiểu treo, kiểu ném): bình bột, bình bọt, bình khí.

3

Các loại bột, khí chữa cháy, chất tạo bọt chữa cháy.

4

Vật liệu và chất chống cháy:

– Sơn chống cháy;

– Vật liệu chống cháy;

– Chất ngâm tẩm chống cháy.

5

Trang phục chữa cháy: Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, kính, thắt lưng, khẩu trang chữa cháy; ủng và găng tay cách điện; quần, áo, mũ, ủng, găng tay chống hóa chất, chống phóng xạ, quần áo cách nhiệt.

6

Phương tiện cứu người: Dây, đệm và ống cứu người.

7

Các hệ thống báo cháy và chữa cháy:

Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động (bằng khí, nước, bột, bọt);

Hệ thống chữa cháy vách tường.

II. Trang thiết bị kỹ thuật

1

Phương tiện đo để kiểm tra tốc độ xe cơ giới.

2

Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở.

3

Thiết bị kỹ thuật trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường quy định tại Điều 2 Quyết định số 20/2009/QĐ-TTg ngày 10/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
III. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

1

Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại.

2

Áo giáp các loại.

3

Lá chắn các loại.

4

Mũ bảo hiểm dùng cho lực lượng Cảnh sát.

5

Các loại chất nổ, vật liệu nổ (kíp nổ, dây cháy chậm…) thuộc phạm vi quản lý, sử dụng của Bộ Công an.

6

Các loại súng săn, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ.

7

Các loại súng dùng để bắn đạn điện./.

 

Liên hệ: +84 938244404 Hiếu

skype: mr.hieu.logistics1

.