Thủ tục nhập khẩu gỗ
THỦ TỤC NHẬP KHẨU GỖ TRÒN, WHITE OAK
Để thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ… từ nước ngoài về Việt Nam, bạn có thể liên hệ ngay thutucxuatnhapkhau.net để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng gỗ từ nước ngoài vào Việt Nam đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhiều cá nhân/doanh nghiệp vẫn còn khá lúng túng khi thực hiện các thủ tục hải quan. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm thực tế trong việc nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ từ các nước như Mỹ, Ghana, Geogria, Angola… vào Việt Nam.
Về điều kiện nhập khẩu gỗ
Để làm thủ tục hải quan nhập khẩu gỗ sồi, gỗ gõ đỏ hoặc bất cứ một loại gỗ nào vào nước ta, điều đầu tiên mà bạn quan tâm là cần căn cứ Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước CITES ban hành kèm theo Thông tư số 59/2010/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời, tra cứu theo tên khoa học của loài gỗ mà Công ty dự kiến nhập khẩu xem có thuộc các Phụ lục của Công ước CITES hay không?
- Trường hợp mặt hàng gỗ không thuộc các Phụ lục của Công ước CITES thì Công ty có thể nhập khẩu mặt hàng gỗ này mà không cần phải xin giấy phép của Cơ quan CITES Việt Nam.
- Trường hợp mặt hàng gỗ thuộc Phụ lục I của Công ước CITES thì Công ty không được nhập khẩu mặt hàng này.
- Trường hợp mặt hàng gỗ thuộc Phụ lục II, III của Công ước CITES thì khi nhập khẩu phải có giấy phép do Cơ quan CITES Việt Nam cấp.
- Mà theo kinh nghiệm của chúng tôi thì hiện nay, các công ty nhập khẩu gỗ đều không thuộc danh mục trong cites.
Về thủ tục nhập khẩu
Thủ tục hải quan tại cảng Cát Lái hay cảng Hải Phòng cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần yêu cầu bên nước ngoài cung cấp PHYTOSANYTARY (cái quan trọng nhất), Invoice, Packing list, hợp đồng, và list danh sách quy cách gỗ để nộp cho hải quan.
Ở đây, điều quan trọng mà bạn cần chú ý là khâu kiểm dịch, vì nếu không có nó, cơ quan kiểm dịch tại Việt Nam sẽ không đồng ý cho lô hàng được kiểm dịch đâu nhé. Bạn nên nhớ yêu cầu họ trước khi thực hiện giao dịch.
Về mặt chứng từ và thủ tục hải quan, bạn chỉ cần đăng ký kiểm dịch tại chi cục kiểm dịch vùng, cửa khẩu gần nhất và truyền tờ khai điện tử. Về kiểm dịch thì làm đơn xin kiểm dịch, lấy mẫu và chứng thư trong ngày. Khi đó, hàng sẽ được “giải phóng” sau khi hải quan thông quan hàng hóa.
Về mặt thuế nhập khẩu, mặt hàng gỗ có thuế NK là 0% và Vat là 10%. Các bạn có thể áp theo hs code của gỗ là 4403,4404,4407,4409 lúc đó mình sẽ chiếu theo hàng thực tế để áp mã hs code cho chính xác.
Như vậy, có thể thấy rằng,nhập khẩu mặt hàng gỗ không có gì là quá phức tập, chỉ cần chú ý vào khâu kiểm dịch hàng nhập khẩu.(chú ý là không có phyto thì ko làm được nhé, làm được thì 80 triệu/conts)hihi
Từ những chia sẻ trên đây, chúng tôi hi vọng bạn đã trang bị thêm cho mình những thông tin bổ ích về thủ tục nhập khẩu mặt hàng gỗ vào Việt Nam. Nếu vẫn còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thủ tục hải quan, chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ bạn thực hiện các thủ tục nhanh chóng, hiệu quả, và tiết kiệm chi phí nhất.
Vui lòng liên hệ: SĐT: 0938.24.4404
Skype: mr.hieu.logistics1
Liên quan:
Thủ tục nhập khẩu động vật thủy sản tươi sống, ốc, cá
Thủ tục nhập khẩu chai lọ thủy tinh dùng đựng thực phẩm
Thủ tục nhập khẩu thực phẩm và công bố chất lượng hợp quy thực phẩm