Thủ tục nhập khẩu thực phẩm 2022
TÌM HIỂU THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỰC PHẨM 2022
Bạn đang lo lắng về thủ tục nhập khẩu thực phẩm? Bạn băn khoăn không biết nên tiến hành như thế nào? Đâu là các công việc cần làm trước tiên?… Truy cập trang web thutucxuatnhapkhau.netđể tìm hiểu ngayhoặc liên hệ 0938.24.4404 để được tư vấn miễn phí. (chia sẽ bằng kinh nghiệm thực tế cho từng lô hàng)
Quy trình, thủ tục nhập khẩu thực phẩm từ nước ngoài vào Việt Nam khá nghiêm ngặt và phải trải qua nhiều bước. Chính vì thế với những cá nhân/doanh nghiệp không am hiểu về thủ tục nhập khẩu sẽ khá lúng túng cũng như hay bị hải quan làm khó dễ. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!
THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỰC PHẨM HỮU CƠ
THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI MỚI NHẤT
Thứ nhất, lấy mẫu đi test để làm “Tự Công Bố Sản Phẩm/ Công Bố Sản Phẩm”
Việc Tự công bố sản phẩm/ Công bố sản phẩm do ai quản lý?
Công việc đầu tiên cần phải làm khi nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam là làm Tự công bố sản phẩm /Công bố sản phẩm .
Theo Nghị Định 15/2018 về Luật An Toàn Thực Phẩm
Tự công bố sản phẩm dành cho dành cho thủ tục nhập khẩu thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.
2. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Cơ quan quản lý Tự Công Bố Sản Phẩm:
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;
ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM dành cho thủ tục nhập khẩu thực phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Cơ quan quản lý Công bố sản phẩm:
- Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.
Làm tự công bố/công bố sản phẩm như thế nào?
Phải có mẫu để kiểm tra chất lượng (gọi chung là test chỉ tiêu) Bao gồm các chỉ tiêu: mẫu đó cần kiểm tra những chất gì? Tiêu chuẩn chất đó như thế nào? Tỷ lệ % có đúng ở mức cho phép của TCVN…
Các công ty/doanh nghiệp có được phép test mẫu hay không?
Hiện nay, Bộ Y tế đã cấp chứng chỉ cho một số công ty tư nhân được phép test mẫu. Các công ty tư nhân/doanh nghiệp này sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng, nếu sản phẩm có vấn đề.
Mẫu kiểm duyệt cần đạt những chỉ tiêu nào? Thời gian công bố kết quả bao lâu?
Mỗi sản phẩm sẽ có những chỉ tiêu riêng. Thời gian công bố kết quả kiểm duyệt, thường từ 7 – 10 ngày.
Thứ hai, khi hàng về tới cảng, tiến hành lấy mẫu test lại lần nữa
Dù bạn đã có giấy Tự công bố/ công bố sản phẩm và được phép nhập khẩu hàng. Tuy nhiên, tại cảng, hàng vẫn phải tiếp tục lấy mẫu kiểm tra thêm một lần nữa dưới sự giám sát của Hải quan và cơ quan kiểm tra chuyển ngành. Nếu hàng đạt chất lượng và an toàn như đã công bố sẽ cho thông quan, đưa về và bán hàng ra thị trường. Còn nếu không đạt, hàng sẽ bị tái xuất về nước sản xuất.
Lưu ý, khi có công bố rồi thì mới đưa hàng về, đừng cho hàng về rồi mới làm công bố sẽ tốn tiền lưu bãi/lưu containers.
- Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu thực phẩm, công bố sản phẩm . Nếu vẫn còn vướng mắt, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn nhé!
- Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thủ tục hải quan, chúng tôi sẽ hướng dẫn thực hiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm nhất! Bạn có thể liên hệ:
Liên hệ: 0938.24.4404 – Mr Hiếu ( Zalo, wechat, whatsapp)
0347.259.065 – Ms Thảo ( Zalo)