Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi không nằm trong danh mục
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi không (chưa) nằm trong danh mục lưu hàng tại Việt Nam.
Để hiểu và làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thì nay mình xin chia sẽ tới các bạn bài viết về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nhưng ở hình thức là chưa nằm trong danh mục lưu thông hành tại thị trường Việt Nam.
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi không (chưa) nằm trong danh mục lưu hàng tại Việt Nam.
Các bạn muốn biết được mặt hàng thức ăn chăn nuôi nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hay không thì mình cần kiểm tra trong thông tư 26 (Danh mục nhập khẩu 18.2.2012) trong danh sách này thì họ quy định rõ ràng tên công ty, tên sản phẩm nhập khẩu luôn, nếu không có thì buộc bạn phải đi xin phép để được phép lưu hành tại thị trường Vn. (thông tư 66/2011/BNNPTNT)
Sau khi bạn kiểm tra thông thư 26 rồi thì sẽ xảy ra 2 trường hợp
Trường hợp 1 là công ty có trong danh sách và tên hàng cũng có luôn (theo TT26.)
Trường hợp 2 là có công ty trong danh sách nhưng mặt hàng cần nhập lại không có trong danh mục.(theo TT26)
các bạn hiểu nôm na 2 trường hợp này là tuy công ty xuất khẩu có đăng ký được phép lưu thông tại thị trường VN nhưng họ lưu thông mặt hàng gì ? cái đó mới là quan trọng, chứ không phải thấy có tên công ty là mừng đâu nhé, hốt vô là sai tè le đó !! hihi cẩn thận.
Nay mình chỉ hướng dẫn theo trường hợp 2 thôi nhé, vì trường hợp 1 thì mình sẽ chia sẽ ở bài kế tiếp (nó đơn giản hơn là trường hợp 2). Nếu như danh mục sản phẩm cần nhập về mà không có thì mình buộc đi xin thôi, nếu bạn nhập thức ăn gia súc, gia cầm thì xin ở ( cục chăn nuôi ) còn nếu như là thức ăn thuỷ sản (thì xin ở cục Thuỷ sản)
+Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 6 )ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011).
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale)
- Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi, công dụng, hướng dẫn sử dụng;
- Nhãn của sản phẩm;(bao bì)
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
- Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương.
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng (chỉ nộp lần đầu);
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân đăng ký.
Chuẩn bị tất cả nhé, và gửi ra đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp luôn cho nơi mà mình muốn nộp ở trên.
+ Thời gian giải quyết hồ sơ và giá trị trong bao lâu ?
- Không quá 15 ngày làm việc.(3 ngày kiểm tra hồ sơ và 12 ngày trình sếp ký) khi xin được rồi thì giấy này có thời hạn là 5 năm nhé.
Bước 1 đã xong. vậy giờ có giấy lưu hành tại VN rồi thì mình làm gì nữa ? Cho hàng về được chưa ?? tới đây thì vẫn chưa cho hàng về nhé bạn, vì sao vậy ? vì hàng này buộc phải xin kiểm dịch động vật ở cục thú y nữa chứ sao !! he he (nhiều giấy tờ quá hen).
Hồ sơ xin kiểm dịch ở cục thú y.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- mẫu healthy, or HACCP or Chứng nhận tương đương.
- Mẫu đơn đơn ký theo thông tư 26/2015 nếu là động vật trên cạn, TT26/2015 nếu nó là động vật dưới nước
Thời gian giải quyết là 5 ngày làm việc, và sẽ gửi qua đường email để doanh nghiệp in công văn chấp thuận ra.
Ok, tới đây cho hàng về được rồi đấy nhé. (tự do không sợ gì nữa rồi) khi hàng về tới cảng để được hải quan thông quan bạn phải đáp ứng được 2 vấn đề đó là
1/ kiểm dịch động vật (do cục thú y vùng đảm nhiệm lấy mẫu và đi test)
Bộ hồ sơ gửi thú y bao gồm: đơn đăng ký, invoice, packing list, hợp đồng, mẫu heathy gốc, đăng ký tại Thú Y vùng VI nếu bạn ở HCM, họ sẽ cử cán bộ xuống lấy mẫu tại cảng và thời gian test mẫu là 5 ngày sẽ có kết quả đạt hay không đạt kiểm dịch. Nếu đạt thì ok, còn không đạt thì test lại thêm lần nữa, ko đạt nữa thì tự hiểu tái xuất hen.
2/ Đăng ký kiểm tra chất lượng. (áp dụng qua hệ thống 1 cửa quốc gia)
– Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 26 này.
– Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói (Packinglist), hoá đơn mua bán (Invoice), Phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis). tất cả up lên hệ thống 1 cửa hết).
Cơ bản tới đây là xong cho lô hàng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi không nằm trong danh mục lưu thông tại Việt Nam. Các bạn nếu còn có thắc mắc gì thì xin hãy liên hệ với chúng tôi, để được tư vấn một cách tốt nhất cho từng trường hợp, mọi chi tiết đều là miễn phí.
Hết.
Sharing is Giving
0938.24.4404
Skype: mr.hieu.logistics1
liên quan:
Tạm nhập tái xuất hàng khí Co2, helium, Argon
Thủ tục nhập khẩu bồn chứa khí CO2, tạm nhập tái xuất
Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.