Thủ tục nhập khẩu động vật thủy sản tươi sống, ốc, cá

Posted by minhhieu
Category:

Thủ tục nhập khẩu động vật thủy sản tươi sống và các sản phẩm động vật/thủy sản đông lạnh có giống nhau hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề này.

Nhập khẩu động vật sống là một trong những vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp hiện nay quan tâm. Nay chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm trong việc nhập khẩu mặt hàng này cũng như để các doanh nghiệp có thể nắm được quy trình thực hiện thủ tục hải quan và tránh được các rủi ro gặp phải. Cùng tìm hiểu nhé!

Bước 1: Xin phép nhập khẩu ở cục Thủy sản

– Kiểm tra xem động vật nhập khẩu có thuộc trường hợp cấm nhập khẩu hay không.

– Đối với trường hợp được phép nhập khẩu thì phải có giấy phép từ CITES.

Các bạn cần tham khảo thông tư Số: 04/2015/TT­BNNPTNT, xem mục số 5. Nếu như các loài động vật mà bạn nhập khẩu có tên trong đây thì không cần xin giấy phép nhập khẩu nữa; còn nếu không có, bạn phải làm ngay một bộ hồ sơn xin phép Cục Thủy sản để nhập động vật sống về. Chỗ này, bạn cần phải lưu ý kỹ vì thủ tục làm xong mất đến 15 ngày và nếu không biết mà cho nhập hàng về thì sẽ vi phạm và bị xử lý.

Hồ sơ xin phép ở Cục Thủy sản (gửi bằng đường bưu điện) gồm:

– Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu. Tải: Mẫu số 03/TS.

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (có công chứng)

– Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học

– Bản thuyết minh đặc tính sinh học của loài thuỷ sản đề nghị cấp phép nhập khẩu.

– Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ (có công chứng)

– Kế hoạch kiểm tra giám sát thủy sản sống từ khi nhập khẩu, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, chế biến đến tiêu thụ.

Sau 15 ngày sẽ có kết quả. Nếu được phép nhập khẩu, bạn sẽ tiếp tục thực hiện bước 2 (bước này áp dụng cho hàng có tên nằm trong danh mục, mục lục số 5).

Bước 2: Xin phép nhập khẩu ở cục Thú y

Địa chỉ: Số 10 – Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội. Hoặc, bạn có thể liên hệ: 0938.24.4404 để được hướng dẫn chi tiết hơn

Hồ sơ bao gồm:

– Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ

– Đơn đăng ký theo mẫu

– Giấy phép kinh doanh nếu NK lần đầu.

– Các giấy tờ liên quan khác (nếu có)

Qua 5 ngày, Cục Thú y sẽ phản hồi qua email để doanh nghiệp và Chi cục Thú y vùng xuống kiểm tra nơi bảo quản cách ly động vật (Vì đây là động vật sống nên cần kiểm tra chuồng/bể/hồ chứa có đủ điều kiện cách ly chờ ngày có kết quả kiểm dịch hay không).  Chú ý, hàng động vật sống thì không thể cho nằm ở cảng/sân bay mà phải đem về cách ly.

Bước 3: Cho hàng về cảng và đưa đi sử dụng

Sau khi đã có đẩy đủ giấy tờ sẽ cho hàng về cảng/cửa khẩu/sân bay… Tiến hành làm thủ tục bình thường, làm thêm 1 bộ hồ sơ kiểm dịch động vậy tại cảng/cửa khẩu để khi hàng vềkết hợp với cán bộ kiểm dịch lấy mẫu kiểm tra. Sau 3 ngày nếu kiểm dịch an toàn sẽ có chứng thư cho phép hàng được đưa vào sử dụng. Cầm tờ chứng thư lên lại hải quan để thông quan hàng hóa.

Hồ sơ hải quan bao gồm: tờ khai hải quan điện tử, Invoice, Packing List, Healthy Certificate, Bill of Lading.

Như vậy, với những thông tin chia sẻ trên đây, chúng tôi hi vọng bạn đã hiểu hơn về thủ tục nhập khẩu các loại động vật sống, tôm sống, cua sống, cá sống, cá cảnh… cũng như thấy được điểm khác biệt so với thủ tục nhập khẩu mặt hàng đông lạnh.

Tuy nhiên, nếu vẫn còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí! Bằng kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực này, chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ bạn thực hiện các thủ tục nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm chi phí và thời gian nhất. Vui lòng liên hệ:

SĐT: 0938.24.4404

skype: mr.hieu.logistics1

liên quan:

Thủ tục nhập khẩu chai lọ thủy tinh dùng đựng thực phẩm

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm và công bố chất lượng hợp quy thực phẩm

Thủ tục nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ từ mỹ và châu âu

Thủ tục hải quan nhập khẩu chai lọ thủy tinh, nhựa dùng dựng thực phẩm cho người

Thủ tục nhập khẩu động vật sống, tôm sống, cua sống, cá sống, cá cảnh