Thủ Tục Nhập Khẩu Động Cơ Điện Và Dán Nhãn Năng Lượng.
Thủ Tục Nhập Khẩu Động Cơ Điện Và Dán Nhãn Năng Lượng.
Motor- động cơ điện được biết đến là một loại máy móc, thiết bị hữu dụng lắp ráp trong một số thiết bị như máy bơm, thiết bị nâng hạ, tổ hợp máy, máy phát điện,..Vì sự tiện lợi cũng như chất lượng của nhãn hàng nước ngoài nên việc nhập khẩu cũng vì thế mà được doanh nghiệp trong nước phát triển rõ rệt trong những năm qua. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn, thắc mắc về việc nhập khẩu mặt hàng này như thế nào và có do hiệu suất năng lượng hay cần dán nhãn năng lượng, làm hợp quy, hợp chuẩn, hợp quy khi nhập hàng về hay không?Tất cả những thắc mắc của quý khách hàng sẽ được công ty chúng mình giải đáp trong bài viết hôm nay.Hãy theo dõi hết bài viết để có những kiến thức cần thiết nhất về nhập khẩu nhé.
Bước 1: XÁC ĐỊNH MÃ HS CODE.
Việc đầu tiên trước khi nhập khẩu lô hàng về nước thì bạn phải xác định loại hàng đó là gì? Có nghĩa bạn phải tra rõ thông tin về mã HS CODE bạn nhập khẩu về nước thuộc nhóm nào để việc nhập khẩu của bạn dễ dàng hơn. Đối với motor- động cơ điện bạn sẽ thuộc nhóm: 8501.
Khi đã nắm rõ về HS CODE của mặt hàng của mình, việc tiếp theo bạn phải thực hiện các bước trong quá trình nhập khẩu lô hàng.
Bước 2: XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM CÓ CẦN TIẾN HÀNH DÃN NHÃN NĂNG LƯỢNG HAY KHÔNG.
Căn cứ theo điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTG ngày 09/03/2017 của Chính Phủ thì Động Cơ Điện thuộc DANH MỤC HÀNG HÓA PHẢI DÃN NHÁN NĂNG LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG.Việc dán nhãn năng lượng được thực hiện theo Tiêu Chuẩn Việt Nam 7540-1-2013 với các chủng loại sau:
Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc một tốc độ sử dụng nguồn điện tần số 50 Hz hoặc 60 Hz và có điện áp danh định UN cho đến 1000V, có công suất danh định PN từ 0,75 kW đến 150 kW, có 2,4 hoặc 6 cực, hoạt động ở kiểu chế độ S1(chế độ liên tục), làm việc trực tiếp trên lưới, có khẳ năng vận hành trong các điều kiện làm việc nêu trong Điều 6 của TCVN 6627-1( IEC 60072-1) cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
Động cơ có trang hộp số có thể tháo rời hoặc cơ cấu hãm cùng thuộc phạm vi áp dụng các tiêu chuẩn này mặc dù trong các động cơ này có thể sử dụng các trục và mặt bíc đặc biệt.
Tuy nhiên có một số trường hợp dưới đây bạn không cần dãn nhán năng lượng và thử nghiệm hiệu suất:
Động cơ hộp số lắp liền( không thể tháo rời mà không bị hỏng động cơ).
Động cơ được chế tạo riêng để sử dụng với bộ biến đổi điện theo IEC 60034-25.
Động có được tích hợp hoàn toàn trong một máy( ví dụ máy bơm, quạt,máy nén).
Động cơ điện được thiết kế dùng cho các điều kiện môi trường đặc biệt( không thuộc các điều kiện làm việc quy định trong Điều 6 của TCVN 6627-1(IEC 60034-1).
Động cơ được chế tạo riêng để vận hành trong môi trường có khí nổ theo IEC 60079-0.
Động cơ được thiết kế dùng riêng cho các yêu cầu đặc biệt của máy được truyền động ( chế độ khởi động nặng nề, số lượng lớn các chu lỳ khởi động/dừng, quán tính của roto rất nhỏ).
Động cơ được thiết kế dùng cho một số đặc tính đặc biệt của nguồn lưới(ví dụ dòng khởi động hạn chế, dung sai lớn về điện áp hoặc tần số).
Bạn xem thử sản phẩm mình nhập về thuộc trường hợp nào và xác định có dán nhãn năng lượng hay không? Nếu cần có thể gửi hồ sơ cho chúng tôi để hỗ trợ bạn trong việc dán nhãn năng lượng.
Bước 3: Tiến hành đo hiệu Suất Năng Lượng.
Nếu bạn xác định được sản phẩm mình cần phải dán nhãn năng lượng thì khi nhập khẩu hàng về bạn sẽ đăng ký ĐO HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG tại trong tâm được nhà nước cho phép như Quatest 1 và Quatest 3….. ( bạn có thể tham khảo bài này mình đã viết về việc đo hiệu suất năng lượng ở đâu.)
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký đo hiệu suất năng lượng.
- Hồ sơ nhập khẩu gồm invoice, packing list, bill tàu, nhãn mác, thông tin kỹ thuật
- Tất cả nộp cho trung tâm đo hiệu suất năng lượng.
Bước 4: Thủ Tục Hải Quan Tại Cảng.
Khi bạn có đầy đủ hồ sơ cho việc nhập khẩu hàng về thì bạn chỉ cần đăng ký tờ khai cho hải quan là coi như bạn hoàn thành xong thủ tục.
Hồ sơ bao gồm:
- Invocie
- Packing list
- Bill of lading
- Tờ khai hải quan
- Đơn đăng ký đo hiệu suất năng lượng
- Đơn mang hàng về kho bảo quản.
Hàng của bạn sẽ được hải quan cho mang hàng về kho bảo quản trước khi thông quan hàng hóa, vì bạn cần lấy hàng về và mang mẫu đến trung tâm để do hiệu suất năng lượng, khi nào có kết quả đạt thì mang lên bổ sung hồ sơ cho hải quan và hàng bạn sẽ được thông quan ngay.
Bước 5: ĐĂNG KÝ DÃN NHÁN NĂNG LƯỢNG.
Nói đên đây thì mình xin giải thích cho các bạn hiểu thêm về Nhãn năng lượng là gì? Nhãn năng lượng có mấy loại?
Nhãn năng lượng là một loại tem dán trên các thiết bị tiêu thụ năng lượng, cung cấp các thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị đó.
Nhãn năng lượng có 2 loại theo Điều 15 Nghị định 21/2011/NĐ-CP:
1- Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Mức hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ 1 sao – 5 sao, được xác định dựa trên kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của sản phẩm.
Nhãn 5 sao là nhãn có cấp độ tiêu thụ và sử dụng điện năng tiết kiệm nhất trong bảng xếp hạng tiết kiệm điện do Bộ Công Thương công bố. hàng càng tiết kiệm thì giá càng cao trên thị trường.
2- Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.( đại loại như là bằng khen là sp đã đạt năng lượng cho phép theo quy định, hiểu vậy cho dễ ).
Hiện tại thì theo Số: 04/2017/QĐ-TTgcác nhóm sản phẩm sẽ thuộc các bộ quản lý khác nhau và vì thế bạn cần xác định sản phẩm của bạn thuộc bộ nào quản lý thì sẽ nộp hồ sơ cho bộ đó để tiến hành xin nhãn để dán lên sản phẩm.( lưu ý: mặt hàng Động cơ điện CHỈ ĐƯỢC PHÉP DÃN NHÁN NĂNG LƯỢNG XÁC NHẬN).
Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.( Bộ Công thương)
- Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.( Bộ Công thương)
- Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.( Bộ Công thương)
- Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.( Bộ giao thông, vận tải quản lý).
Bạn đối chiếu sản phẩm của mình thuộc bộ nào quản lý thì nộp hồ sơ xin dán nhãn năng lượng cho bộ đó.Bạn cần điền đầy đủ và nộp những giấy tờ dưới đây:
.Invoice
.Packing of list
.Bill of lading
.Hợp đồng
.Giấy đăng ký dãn nhán năng lượng.
.Hợp đồng thương mại
.Giấy phép đăng ký kinh doanh và một số giấy tờ khác nếu có.
Như vậy hôm nay mình đã chia sẻ cho các bạn được tất cả nội dung cũng như thông tin cần thiết nhất về vấn đề nhập khẩu motor-động cơ điện nói riêng và các thiết bị dính quyết định 04/2017/QĐ-TTgvề danh mục cần dán nhãn năng lượng. Hi vọng rằng với những kiến thức mình chia sẻ trên đây có thể phần nào tháo gỡ được những khó khăn bạn đang gặp phải.Hãy nhấc máy liên hệ với công ty chúng tôi qua địa chỉ sau để được tư vấn miễn phí nhé:
SHARE IS GIVING
Phone numbers: 0938244404 (zalo,wechat,whatsApp,..).
Bài Viết bạn có thể tham khảo thêm.
Thủ tục nhập khẩu khí N2O dùng trong thực phẩm.
Thủ tục nhập khẩu thịt đông lạnh mới nhất