Thủ tục nhập khẩu bột đậu nành làm thức ăn thủy sản
Thủ tục nhập khẩu bột đậu nành làm thức ăn thủy sản– được sử dụng làm nguồn cung cấp protein thực vật quan trọng trong thức ăn thủy sản. Nó chứa hàm lượng protein cao, các axit amin cần thiết và các thành phần dinh dưỡng khác như chất xơ và vitamin. Protein từ bột đậu nành cung cấp nguồn năng lượng và giúp tăng trưởng, phát triển của các loại thủy sản như tôm, cá, sò, ốc, hàu, giun…
Mã HS và thuế nhập khẩu về Việt Nam
VD: Bột đậu nành, bột cám, bột mì,…
Kiểm tra mã HS code đã được phép lưu hành tại Việt Nam chưa? Nếu chưa được phép lưu hành, khi nhập khẩu phải có quyết định công nhận thức ăn gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam của Cục Thủy sản. Theo thông tư: 01/2022/TT-BNNPTNT.
Mã HS 23040090 nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản – bột đậu nành.
Thuế nhập khẩu: 2%, đặc biệt hàng thuộc đối tượng không chịu thuế VAT
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản (bột đậu nành). Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan. Đơn vị nhập khẩu cần chuẩn bị những chứng từ sau
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Phiếu kết quả thử nghiệm COA
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS).
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức cá nhân đăng ký
- Phytosanittary Certificate (gốc)
- Vận đơn đường biển (Bill of lading)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Danh sách đóng góp (Packing list)
- Hợp đồng thương mại (sale contract)
- Giấy chứng nhận xuất xứ gốc ( nếu có)
Kiểm dịch thực vật (Bột đậu nành có nguồn gốc từ thực vật)
Kiểm dịch thực vật cho thức ăn cho thức ăn thủy sản. Đối với thức ăn có thành phần chứa sản phẩm từ thực vật thì sẽ tiến hành kiểm dịch thực vật.
Doanh nghiệp nhập về khu vực nào thì đăng ký Chi cục trực thuộc đó:
- Khu vực Hải Phòng: Chi Cục Kiểm Dịch thực vật vùng I
- Khu vực HCM: Chi Cục Kiểm Dịch thực vật vùng II
- Khu vực Đà Nẵng: Chi Cục Kiểm Dịch thực vật vùng III
Quy trình kiểm dịch động thực vật cho thức ăn thủy sản gồm những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và đăng ký kiểm dịch gồm những chứng từ sau:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu theo mẫu.
- Phytosanittary Certificate (gốc)
- Phiếu kết quả thử nghiệm COA
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức cá nhân đăng ký
- Vận đơn đường biển (Bill of lading)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Danh sách đóng góp (Packing list)
- Hợp đồng thương mại (sale contract)
- Tờ khai hải quan
- Nhãn phụ sản phẩm
Sau khi hồ sơ đã được tiếp nhận trên phần mềm kiểm dịch. Cầm bộ hồ sơ đến đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu tại các Chi cục trực thuộc. Cơ quan kiểm dịch sẽ xem xét hồ sơ và thông báo cán bộ phụ trách lấy mẫu và thời gian lấy mẫu để doanh nghiệp chuẩn bị.
Bước 2: Lấy mẫu
Doanh nghiệp sẽ liên lạc với hải quan, đồng thời liên hệ với cán bộ kiểm dịch để tiến hành lấy mẫu theo quy định mới được phép lấy mẫu. Việc lấy mẫu kiểm dịch phải được tiến hành ngay tại của cảng nhập khẩu.
Bước 3: Nhận kết quả kiểm tra mẫu ra chứng thư kiểm dịch
Sau khi lấy mẫu thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra dịch tễ đối với hàng hóa. Để xác định xem hàng hóa có đủ tiêu chuẩn được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không.
Doanh nghiệp tự theo dõi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cơ quan kiểm dịch sẽ trả kết quả trong vòng 24 giờ.
- Nếu kết quả kiểm tra phù hợp. Cơ quan yêu cầu kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản các chỉ tiêu theo QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT và kiểm tra chất lượng theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP. Sau đó Cơ quan kiểm dịch sẽ cấp chứng thư đạt chất lượng.
- Nếu không đạt thì sẽ ban hành công văn yêu cầu doanh nghiệp tái xuất lô hàng.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản.
Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Bước 1. Mở tờ khai hải quan
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu theo mẫu.
- Vận đơn đường biển (Bill of lading)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Tờ khai hải quan
- Thông báo hàng đến
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu đã được Cơ quan kiểm dịch tiếp nhận
Sau khi có đầy đủ chứng từ, mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Bước 2: Lấy mẫu kiểm dịch, kiểm tra chất lượng
Làm thủ tục cắt seal, để tiến hành lấy mẫu Hải quan sẽ xác nhận cho doanh nghiệp và các cơ quan chức năng được phép lấy mẫu. Đối với kiểm dịch thì lấy mẫu sẽ tiến hành tại cửa khẩu, cảng, sân bay.
Bước 3. Thông quan hàng hóa
Doanh nghiêp đóng lệ phí và thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan .Sau khi, có chứng thư đạt chất lượng bên kiểm dịch. Cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai.( Điểm 2b khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP)
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để kéo hàng về kho.
Kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và đăng ký kiểm tra
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng tại các trung tâm được chấp thuận của Cục Thủy Sản (theo mẫu).
- Hợp đồng thương mại
- Hóa đơn thương mại
- Danh sách đóng gói
- Vận đơn;
- Tờ khai hải quan
- Phiếu kết quả thử nghiệm COA
Bước 2: Lấy mẫu hàng hóa
Lấy mẫu sẽ được tiến hàng tại cảng hoặc nơi hàng được tập kết. Lấy mẫu sẽ lấy cùng lúc lấy mẫu kiểm dịch nếu sắp xếp được thì sẽ tiết kiệm chi phí lấy mẫu cho doanh nghiệp.
Bước 3: Chờ kết quả kiểm tra chất lượng
Sau khi có mẫu trung tâm giám định sẽ kiểm tra mẫu theo các quy chuẩn chất lượng liên quan. Nếu mẫu đạt thì trung tâm giám định sẽ ra chứng nhận hợp quy đạt chất lượng theo quy định (theo QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT).
Tổng kết, quy trình thủ tục nhập khẩu bột đậu nành làm thức ăn thủy sản đòi hỏi sự cẩn trọng và tuân thủ các quy định hải quan và pháp lý. Bằng việc định nghĩa và nhận thức về tầm quan trọng của bột đậu nành, người nhập khẩu phải chuẩn bị tài liệu cần thiết và đăng ký nhập khẩu với cơ quan chức năng.
Quá trình xử lý hồ sơ, thanh toán thuế nhập khẩu và kiểm tra hải quan cũng là những bước quan trọng. Tuy nhiên, một khi hoàn thành các thủ tục này, việc nhập khẩu bột đậu nành sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho ngành thực phẩm thủy sản, đảm bảo nguồn cung cấp và tối ưu hóa chi phí sản xuất, từ đó tạo nên sự phát triển và cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Liên hệ: 0937 158 596 để được tư vấn hỗ trợ
>> Xem thêm: thủ tục nhập khẩu hóa chất