Quy định về dán nhãn hàng hóa nhập khẩu
18
Th2
Posted by Nguyễn Hiếu
Category:
Không có phản hồi
Quy định về dán nhãn hàng hóa nhập khẩu – Tính cả năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2021.
Trong đó, tăng mạnh nhất là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 6,33 tỷ USD, tương ứng tăng 8,4%; xăng dầu các loại tăng 4,86 tỷ USD, tương ứng tăng 118,5%; hóa chất tăng 1,5 tỷ USD, tương ứng tăng 19,6%; than đá tăng 2,69 tỷ USD, tương ứng tăng 60,2%; dầu thô tăng 2,61 tỷ USD, tương ứng tăng 50,1%…
Như vậy, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải dán nhãn như thế nào, nội dung trên nhãn cần có các thông tin gì ? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây.
Văn bản pháp luật -Quy định về dán nhãn hàng hóa nhập khẩu
- Nghị định 111/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của chính phủ về nhãn hàng hóa Ngày Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2021.
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP VỀ NHÃN HÀNG HÓA Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2017
- Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2013/NĐ-CP;
CÁC QUY ĐỊNH VỀ NHÃN MÁC HÀNG HÓA
Các khái niệm quan trọng cần chú ý.
- – Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
- – Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
- – Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu;
- – Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài
2. Các thông tin BẮT BUỘC thể hiện trên Nhãn hàng hóa nhập khẩu
Điều 10 Khoản 2, Nghị định 111/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của chính phủ về nhãn hàng hóa Ngày Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2021“Điều 10. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa -Quy định về dán nhãn hàng hóa nhập khẩu
2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan: a) Tên hàng hóa; b) Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài. c1) Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa; c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.b. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
Điều 12, Nghị định 111/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của chính phủ về nhãn hàng hóa Ngày Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2021 “Điều 12. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa 3. Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa. Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu.”; 7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Do đó, Doanh nghiệp cần ghi chú đầy đủ thông tin ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa. Chú ý, Trước thông tin công ty nhập khẩu, cần phải có chữ: “Nhà Nhập Khẩu”, không được viết tên công ty không. Nếu chỉ viết công ty mà thiếu chữ Nhà Nhập Khẩu sẽ gây ra hiểu nhầm đó là nhà sản xuất.c. Xuất xứ hàng hóa -Quy định về dán nhãn hàng hóa nhập khẩu
Điều 15, Nghị định 111/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của chính phủ về nhãn hàng hóa Ngày Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2021Điều 15. Xuất xứ hàng hóa
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. 2. Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa. 3. Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. 4. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.”; Chú ý: Doanh nghiệp chú ý Không viết tắt tên nước3. Quy định về Nhãn phụ -Quy định về dán nhãn hàng hóa nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. CÁC NỘI DUNG BẮT BUỘC KHÁC PHẢI THỂ HIỆN TRÊN NHÃN THEO TÍNH CHẤT CỦA MỖI LOẠI HÀNG HÓA Phụ Lục 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của chính phủ về nhãn hàng hóa Ngày Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 20214. Các trường hợp cần tránh và chú ý về tem nhãn
– Nhãn hàng hóa cần đủ thông tin bắt buộc – Nhãn hàng hóa nên được viết bằng Tiếng Anh hoặc song ngữ, có thể viết song ngữ có dịch tiếng Việt – Nhãn hàng hóa cần được dán tại nơi dễ nhìn trên hàng hóa, trên bao bì thương phẩm. Đáp ứng đúng quy định cỡ chữ, màu sắc, hình ảnh – Doanh nghiệp nên chuẩn bị nhãn phụ đầy đủ thông tin để bổ sung trong trường hợp nhãn gốc chưa đủ – Nhãn hàng hóa tránh gây hiểu nhầm cho cơ quan kiểm tra và người tiêu dùng. VD: tránh viết “Japan Technology”, “Korea technology”, “Produced with Korea technology…”5. Mức xử phạt và biện pháp xử phạt vi phạm về nhãn hàng hóa
a. Trường hợp không có nhãn -Quy định về dán nhãn hàng hóa nhập khẩu
Thực hiện xử phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP), đồng thời chuyển thông tin cho Tổng cục quản lý thị trường để kiểm tra, giám sát việc dán nhãn phụ trước khi lưu thông. – Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng; – Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; – Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; – Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm. Note: Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả – Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5, 7, 8 và Khoản 9 Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu. – Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định 45/2016/NĐ-CP, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu. Nếu vi phạm, Doanh nghiệp Nhập khẩu có thể bị hạ mức xếp hạngb. Trường hợp có nhãn và không đầy đủ thông tin
Xử lý phạt tiền từ 500.000 VND – 30.000.000 VND tùy theo giá trị hàng hóa (Điều 31,37,42 NĐ 119/2017/NĐ-CP) Cơ quan hải quan có thể xem xét bác bỏ ưu đãi C/O, Ấn định giá, tước bỏ quyền tham vấn giá. Do đó sẽ ảnh hưởng đến các lô hàng tiếp theo và hạ mức xếp hạng Doanh nghiệp nhập khẩu.Dịch vụ book cước vận tải quốc tế, làm thủ tục hải quan và các dịch vụ hậu cần
Công ty chúng tôi- A.N.T Shipping. tự hào là công ty dịch vụ đã làm quen với việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện book cước vận tải quốc tế, thực hiện thủ tục hải quan, dịch vụ hậu cần. Ngoài ra có hỗ trợ thực hiện thủ tục gia công, công ty sản xuất xuất khẩu thực hiện các công đoạn của 1 hợp đồng gia công tại Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai:- Dịch vụ khai báo/kê khai hải quan hàng gia công nhập khẩu, nguyên phụ liệu
- Dịch vụ thủ tục khai báo/kê khai hải quan hàng gia công xuất khẩu
- Dịch vụ thanh khoản hợp đồng gia công
- Báo cáo quyết toán hàng gia công.